Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì?

Chi phí quảng cáo để tạo ra một đơn hàng ngày một tăng cao. Do đó nếu người kinh doanh không tìm mọi cách để tăng số lượng đơn hàng trên số tiền quảng cáo đã chi thì nguy cơ lỗ vốn là khó tránh khỏi. Chưa bao giờ ranh giới giữa lời và lỗ lại mong manh như hiện nay. Đó là lý do tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cần phải được thực hiện liên tục.

Bài viết chi tiết về CRO sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát nhất về một khía cạnh thiết yếu mà bị bỏ qua tại Việt Nam này.

Traffic, traffic, traffic

Các nhà tiếp thị đưa ra chiến lược nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý nhiều hơn nữa của khách hàng tới website và thương hiệu của họ. Dù bạn tập trung vào SEO Organic hay PPC (quảng cáo trả tiền) hoặc cả hai, thì mục tiêu lớn nhất, bao quát nhất vẫn là kéo traffic/lưu lượng.

Cho đến hiện tại, hầu hết các nhà tiếp thị đều hiểu rằng traffic không có tính ổn định. Chỉ một thuật toán được cập nhật là đủ để phá hủy công sức cày cuốc hàng tháng trời.

Không dừng lại ở đó, vấn đề còn nằm ở chỗ không phải tất cả traffic đều tốt. Những người truy cập website nhưng không phải là đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn cũng không khác nào một chỉ số phù phiếm là bao. 

Traffic chất lượng phải đến từ những người truy cập website và có thực hiện hành động trên trang.

Đó chính là lý do khiến tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (CRO) là một phần quan trọng của marketing. CRO là thành phần cuối cùng gắn kết tất cả những nỗ lực thực hiện marketing inbound.

Một chiến dịch tối ưu tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả sẽ đem đến và trực tiếp tạo ra tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ mọi khía cạnh thông tin mà bạn cần để xây dựng nên một chiến lược tối ưu tỷ lệ chuyển đổi từ dưới lên.

Kiến thức cơ bản về CRO

Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (CRO) là gì?

Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate optimiztion) hay CRO là quá trình tối ưu website hoặc trải nghiệm trang đích nhằm tăng hành động mục tiêu (chuyển đổi) trên trang. 

Để dễ hiểu hơn, bạn hãy tưởng tượng: traffic hay lưu lượng chính là nước và website của bạn giống như một cái thùng bị rò rỉ, lúc này CRO được ví như chất kết dính vá lại những vết rò rỉ của cái thùng, và nước không bị thất thoát nhiều ra bên ngoài hơn nữa. 

Ngoài ra, qua nội dung của bài viết này, bạn cũng nhận thấy rằng trải nghiệm người dùng (UX) mới chính là yếu tố then chốt để có CRO hiệu quả. Đầu tư thời gian để tối ưu chuyển đổi có thể giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về mức độ thân thiện của website với người dùng và làm thế nào để cải thiện đặc tính này của website. 

Nào, hãy cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản về tối ưu tỷ lệ chuyển đổi.

Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì? vtRx9MfnD5unHSeceIMvUDlPv z3mfaoGLxs6jFT4ObPkqPGDC5tTNG44vqcYJ9J5LCGbcQ 7f1d3HXv4z370reK5

Chuyển đổi là gì? 

Hiểu một cách đơn giản, một chuyển đổi là biến đổi từ X thành Y. Trong digital marketing, thuật ngữ này thường được dùng để đề cập tới quá trình chuyển đổi từ khách truy cập website đơn thuần trở thành người mua hàng. 

Tuy nhiên, trong những lĩnh vực khác nhau, một chuyển đổi cũng sẽ được hiểu theo những ý nghĩa không hoàn toàn giống như vậy.

Ví dụ, các công ty thương mại điện tử coi một đơn mua là một chuyển đổi thành công. Thế nhưng, đối với các công ty phần mềm dịch vụ SaaS lại xem một lượt tải về ebook hay một yêu cầu dùng thử phần mềm của người dùng là một chuyển đổi.

Dưới đây là một vài ví dụ khác về sự chuyển đổi:

  • Người dùng đăng ký nhận tin qua email 
  • Người dùng tải về ebook hoặc sách trắng
  • Yêu cầu sử dụng bản dùng thử
  • Điền vào form đăng ký
  • Tham dự hội thảo
  • Đăng ký tham gia một sự kiện

Dù như thế nào, thì mục đích của chuyển đổi chính là đưa khách hàng tiềm năng tới gần hơn với vị trí là một khách hàng thực sự.

Làm thế nào để tính được tỉ lệ chuyển đổi?

Để tính tỉ lệ chuyển đổi, chúng ta phải lấy tổng số người dùng đã thực hiện hành động mục tiêu, nói cách khác là đã chuyển đổi, trên một trang web chia cho tổng số lượt truy cập vào chính trang web đó. Kết quả thu được nhân với 100. 

Cách tính tỉ lệ chuyển đổi CRO
Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì? 66

Hành động mục tiêu của người dùng hầu hết đều xuất phát từ hành động được thực hiện đối với lời kêu gọi hành động (CTA) trên trang. Hành động này có thể là tải cái gì đó, đăng ký tài khoản hay bất cứ cái gì hình thành nên chuyển đổi. 

Ví dụ, nếu bạn có 4000 lượt truy cập trang và 30 trong số họ thực hiện hành động mục tiêu trên trang, công thức tính CR của bạn như sau:

Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì? 4kV9wJYAaI5PyoX5JWFyVpkKAhe

Thế nào là một tỉ lệ chuyển đổi tốt?

Bạn đã biết tính tỉ lệ chuyển đổi. Nhưng làm thế nào để bạn xác định được yếu tố nào tạo ra tỉ lệ chuyển đổi lý tưởng, tỷ lệ chuyển đổi tốt? 

Không có tiêu chuẩn phổ quát nào để giúp bạn xác định một tỷ lệ chuyển đổi là tốt hay là tồi tệ. Dữ liệu bị tác động bởi nhiều yếu tố bao gồm lưu lượng tổng thể của web, lĩnh vực ngành nghề và dịch vụ mà bạn đang kinh doanh. Tỉ lệ chuyển đổi cũng phụ thuộc vào loại chuyển đổi mà bạn đang quan tâm. 

Dựa trên hướng suy nghĩ này thì câu trả lời cho câu hỏi “Thế nào là tỉ lệ chuyển đổi tốt” chính là “Tỉ lệ chuyển đổi tháng này tốt hơn tỉ lệ mà bạn đạt được hồi tháng trước”. Thay vì cứ tập trung vào việc đạt đến một tỉ lệ cụ thể, hãy dồn lực vào việc làm thế nào để cải thiện từng chút một tỉ lệ hiện tại của bạn.

Hãy bắt đầu với một mục tiêu tăng chuyển đổi của bạn 5-10% và sau đó tiếp tục tăng dần. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi cái cách để đi tới mục tiêu chính là khi bạn thực hiện nó dần từng bước và sử dụng chính dữ liệu website của bạn làm điểm chuẩn.

Tỉ lệ chuyển đổi không đảm bảo doanh thu

Một tỉ lệ chuyển đổi cao là dấu hiệu tích cực cho hiệu quả của chiến dịch marketing. Nhưng đó không phải là tất cả. Tỉ lệ chuyển đổi giúp bạn đánh giá liệu người dùng có tiếp tục nhận thông tin quảng cáo từ bạn nữa hay không.

Tuy nhiên, bạn cũng cần đánh giá khả năng này dựa trên những chỉ số quan trọng khác như doanh thu từ mỗi khách truy cập, chất lượng của khách hàng tiềm năng, giá trị đặt hàng trung bình là bao nhiêu và tỷ suất lợi nhuận.

Hãy nhớ rằng hoạt động kinh doanh không dựa trên các chuyển đổi, nó tồn tại nhờ vào doanh thu.

Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì? aiKimkdrkOLNh3hTT35r UcY j7ig9mDFaQAPvZXpogm0oPjRiQIONESLV2bL3CQCFTw sLVgJxJaxhSvvfRk T4vRmvrnx2dS

Cùng một thời điểm nhưng tỷ lệ chuyển đổi giảm trong khi đó doanh thu lại tăng lên. Tình huống này không phải là hiếm gặp trong kết quả kiểm thử A/B khi mà biến A có tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn biến B nhưng nó lại mang lại nhiều doanh thu hơn.

 Sau tất cả, tăng doanh thu chính là mục tiêu tối thượng. Tỷ lệ chuyển đổi chỉ là một phần của bài toán. 

Các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển đổi

Có một loạt các yếu tố mà bạn cần phải chú ý tới khi tối ưu website cho các chuyển đổi. Một số yếu tố bạn có thể kiểm soát, nhưng một số khác thì không.

 Dù thế nào thì vấn đề quan trọng ở đây là chúng ta phải nhận ra tất cả những phần tử có ảnh hưởng tới chiến lược tối ưu tỷ lệ chuyển đổi của bạn.

Mối liên kết giữa mục tiêu người dùng và những đề xuất được đưa ra

Khách hàng luôn phải ở vị trí trung tâm trong chiến lược marketing của bạn.

Chuyển đổi có nghĩa là bạn cần phải liên kết những thứ mà bạn đưa ra cho khách hàng sao cho phù hợp với mục tiêu, ý định của khách hàng khi truy cập vào trang của bạn. Bạn phải đưa ra đề xuất sao cho người mua cảm thấy thoải mái.

Image 6
Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì? 67

Ví dụ, nếu ai đó đang tìm kiểm “CRM là gì”, họ giống như đang ở bước đầu tiên trong hành trình đi mua hàng. 

Ở bước này, họ thậm chí có thể còn không biết cái giải pháp mà họ đang yêu cầu được gọi là một CRM. Người dùng này không chắc tạo ra chuyển đổi trên trang đích đang đưa ra một đề xuất bản dùng thử của phần mềm CRM vì đề xuất này có ưu đãi quá thấp.

Image 7
Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì? 68

Trái lại, một người dùng đang tìm kiếm “CRM platform” hay “chi phí cho CRM platform”, có nghĩa họ đang sử dụng những thuật ngữ tìm kiếm mục tiêu cao. Điều này cho biết họ có thể đi xa thêm nữa trong hành trình mua hàng của mình. 

 Kiểu người dùng này thường có tương tác nhiều hơn với việc sử dụng một bản dùng thử.

Cơ sở khách hàng vững mạnh

Mặc dù không phải là thứ hữu hình, nhưng nhận diện thương hiệu và độ tin tưởng đóng vai trò quan trọng giúp cho website của bạn chuyển đổi tốt.

Nếu mọi người biết tới thương hiệu và có sự tin tưởng, việc bán hàng sẽ dễ hơn nhiều khi mà họ đã biết tới bạn ngay lần đầu truy cập.

Đây cũng chính là lý do dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng có vai trò quan trọng, đặc biệt là trong các ngành với các mô hình theo hình thức đăng ký làm tiêu chuẩn như SaaS. Thuyết phục một khách hàng hiện tại mua hàng thêm lần nữa dễ hơn nhiều so với việc thuyết phục một khách hàng lần đầu đặt hàng.

Khách hàng của bạn càng vui vẻ, thì họ càng có thể trở thành người ủng hộ thương hiệu của bạn và giới thiệu nó tới những khách hàng khác.

Giá trị so với chi phí

Cách mà mọi người nhận ra giá trị mặt hàng của bạn so với giá tiền (cả về mặt vật chất và thông tin) có ảnh hưởng tới các chuyển đổi. 

Là một nhà tiếp thị, bạn phải đặt mình vào vị trí của khách hàng. Bạn sẽ cung cấp 5 mục thông tin cá nhân cho một video chứng thực dài 3 phút chứ? Còn sách trắng thì sao nhỉ?

Image 8
Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì? 69

Thậm chí, ngay cả khi bạn không yêu cầu trả phí, thì yêu cầu cung cấp thông tin liên hệ cũng giống như là một sự trao đổi với khách hàng rồi. 

 Giá trị của mặt hàng phải tương đương hoặc cao hơn so với lượng thông tin mà khách truy cập được yêu cầu để cung cấp. Không chú ý tới vấn đề này chính là cách nhanh nhất khiến cho chuyển đổi của bạn thất bại.

Thông điệp rõ ràng và ngắn gọn

Cái bạn đề cập và cách bạn đề cập về nó có ý nghĩa quan trọng.

Một landing page không phải là nơi dành cho ngôn từ phức tạp hay những phép ẩn dụ. Mọi người muốn nhận được cái mà họ đang cần rồi rời đi. Thông điệp mời gọi mua hàng của bạn phải được thể hiện theo cách dễ hiểu và thật rõ ràng. 

Hãy bắt đầu mọi landing page với sự rõ ràng nhất về hành động mà bạn muốn người dùng thực hiện khi họ đã đọc xong thông tin trên trang. Hãy dùng chính điều này để viết nội dung bài quảng cáo của bạn.

Hãy nhớ rằng, mọi từ ngữ trên một trang đều là khởi đầu cho một bất động sản giá trị, vì thế hãy chắc chắn rằng nó được viết ra có mục đích.

Tính khả dụng

Ngoài thông điệp, bố cục và thiết kế, thì tính khả dụng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới tỷ lệ chuyển đổi.

Nếu site của bạn khó điều hướng hoặc mất quá nhiều thời gian để tải trang, người dùng sẽ cảm thấy căng thẳng, khó chịu và họ sẽ rời đi. Khi bạn tối ưu site, bạn nên loại bỏ bất cứ và tất cả những trở ngại trên trang gây ra đối với chuyển đổi.

Image 9
Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì? 70

Các biểu mẫu khách hàng tiềm năng có hoạt động không? Tất cả hình ảnh đều đang được tải một cách rõ ràng chứ? Có quá nhiều pop-up hay không?

Các trải nghiệm trình duyệt web liền mạch gắn liền với cải thiện chuyển đổi.

Tại sao CRO lại quan trọng

Nếu như các nỗ lực của bạn tập trung vào thúc đẩy nhu cầu thì chuyển đổi lại có vai trò trong việc duy trì các hoạt động marketing inbound. 

Hãy nghĩ như thế này: một chuyển đổi xảy ra vào một thời điểm trong một khoảng thời gian khi mà một người mua hàng tiềm năng ẩn danh xuất hiện và thể hiện sự chú ý tới hàng hóa của bạn. Xây dựng một chiến lược để tối ưu trải nghiệm này là vô cùng cần thiết để đạt được những thành công cho những nỗ lực marketing lớn hơn của bạn.

Hãy cùng phân tích sâu thêm nhé! 

Ngày càng khó để thành công với PPC (quảng cáo trả phí)

Khi các tìm kiếm có trả phí ngày càng trở nên đắt đỏ và cạnh tranh thì tối ưu tỷ lệ chuyển đổi lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để hợp lý hóa kênh tiếp thị.

Có một sự cạnh tranh cao trong marketing online ngày nay. Bạn không thể ngồi lại đó và cho rằng thông điệp của bạn sẽ luôn hiệu quả. Ai đó sẽ đọc thông điệp của bạn và chống lại bạn. Đó chính là lý do khiến cho CRO trở nên quan trọng. 

Để thấy được khoản lợi nhuận lớn từ việc đầu tư vào các tìm kiếm có trả phí, bắt buộc phải thực hiện CRO vì đây là cách hiệu quả nhất để giữ lợi thế cạnh tranh.

Giờ thì chúng ta quay trở lại với cách nhìn traffic giống như chỉ số phù phiếm. Quảng cáo của bạn có thể tạo ra các cú nhấp chuột và lượt xem trang, nhưng điều đó không có ý nghĩa nhiều nếu những chỉ số này không chuyển thành doanh thu. Đây là thứ mà chúng ta vẫn gọi là “phễu nhỏ giọt” trong marketing.

Bạn có thể có một lượng lớn các truy cập lành mạnh nhưng những người mua hàng tiềm năng lại bị “rơi rụng” dọc con đường trở thành khách hàng của bạn. Một CRO hiệu quả sẽ giống như một sự bổ sung đối với PPC để tránh tính huống này xảy ra.

Nó có thể kiểm thử và tùy chỉnh

Vài tháng trước đó, landing page đã tiếp cận với khách hàng, thì bây giờ nó có thể không kết nối với khách hàng theo cách mà nó làm trước đó. Website của bạn sẽ không thể nào phát huy hết tiềm năng nếu như tất cả các trang đều là trang tĩnh. May mắn thay, các thành phần CRO rất dễ để kiểm tra và thử nghiệm. Điều này cho phép bạn hiểu hơn đối tượng khách hàng của mình và cung cấp cho họ cái họ cần khi họ thay đổi. 

Với CRO, không có gì là tuyệt đối. Bạn thoải mái kiểm thử với những phiên bản, bố cục, thiết kế hay đề xuất khác nhau, với một danh sách cứ kéo dài mãi. Kiểm thử A/B các phần tử trên trang cho phép bạn xác định cái gì mang lại kết quả tốt nhất. Dữ liệu từ một kiểm thử sau đó có thể sử dụng như là một điểm chuẩn để xác định phần tiếp theo của kiểm thử. Quá trình này trở thành một quá trình kiểm thử liên tục và cải tiến liên tục.

Mọi thứ thay đổi theo thời gian, hành vi của người dùng cũng vậy. Những cách tốt nhất, từng được sử dụng phổ biến có thể không còn thích hợp để áp dụng với những lĩnh vực nhất định và đối tượng khách hàng nhất định nữa. Đó chính là lý do tại sao tư duy phát triển của CRO khiến cho quá trình thử nghiệm liên tục trở nên thú vị. 

Thêm nữa, một chiến lược CRO tuyệt vời là chiến lược có khả năng làm tăng doanh thu mà không phải tăng traffic. Mỗi cải tiến mà bạn thực hiện sẽ làm tăng chuyển đổi để dẫn đem tới nhiều đơn hàng hơn.

Nếu bạn cải thiện tỷ lệ chuyển đổi bán hàng 2%, có nghĩa rằng bạn đang nhận thêm 2% doanh thu ngày này qua ngày khác. Nếu bạn có doanh số bán hàng cao, mức tăng 2% cũng đủ để tạo ra hàng trăm, hàng ngàn đô la.

Hiểu hơn hành vi của khách truy cập

Làm sao bạn có thể bán hàng khi mà bạn không hiểu khách hàng của mình?

Một phần trong xây dựng chiến lược CRO, là bạn phải tìm hiểu về đối tượng khách hàng của mình và hành vi của họ khi truy cập website của bạn. Các tools như bản đồ nhiệt, bản đồ nhấp chuột hay các phần mềm phân tích biểu mẫu cần cho CRO.

Image 10
Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì? 71

Các tools này cho phép bạn thấy được khách truy cập đang ở đâu, họ cuộn trang nhiều chừng nào và họ nhấp chuột vào vị trí nào. Dựa trên các thông tin này, bạn có thể biết liệu bạn có đang cung cấp thông tin chính xác cho khách đủ nhanh hay không.

Ví dụ, giả sử bạn có một trang đang hiển thị cho thấy một tỷ lệ sụt giảm ở hero section – chẳng có ai cuộn màn hình section này cả. 

Image 11
Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì? 72

Điều này có thể cho thấy 2 vấn đề: hoặc toàn bộ trang không có gì đáng chú ý hoặc  trang hướng mục tiêu đúng đối tượng nhưng thông tin trên trang mà khách hàng cần lại không được thể hiện rõ ràng. Trong trường hợp này, bạn có thể cần phải thêm vào một yếu tố hiệu ứng lan truyền vào nhân vật chính hoặc cập nhật lại tiêu đề để có giá trị kết nối tốt hơn khi hiển thị trên màn hình.

 Thông qua quan sát hành vi của những người không thực hiện hành động trên site, bạn sẽ có ý tưởng tốt hơn nhiều về những vấn đề cần phải cải thiện của site.

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Như đề cập trước đó, trải nghiệm người dùng và các chuyển đổi gắn liền với nhau.

Một trải nghiệm người dùng tốt sẽ không giúp bạn chuyển đổi tăng vọt nhưng nếu tồn tại một trải nghiệm người dùng tệ có thể gây ra bất lợi lớn đối với những nỗ lực CRO của bạn. Một trang website gặp khó khăn hoặc trục trặc trong điều hướng chắc chắn sẽ có tỷ lệ chuyển đối thấp.

Tập trung vào các chuyển đổi sẽ giúp cho bạn tìm thấy các phần của website cần được cải thiện tính khả dụng.

Mục tiêu bao quát của CRO là đảm bảo rằng khách hàng tiềm năng có trải nghiệm tốt khi họ truy cập vào site của bạn. Người dùng càng dễ truy cập trang web và hiểu những đề xuất của bạn, thì họ càng dễ thực hiện hành động trên trang.

Với những trải nghiệm người dùng được cải thiện và đại diện cho lợi điểm bán hàng độc nhất (USP), CRO có khả năng để tăng doanh số bán hàng mà không phải đầu tư thêm nỗ lực nhằm tăng lưu lượng tự nhiên hoặc lưu lượng có trả phí.

Các phần tử cốt lõi của CRO

 Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập nhiều về các phần tử của trang có thể kiểm thử. Những phần tử này rất đa dạng, bạn có thể điều chỉnh trong suốt quá trình CRO để kiểm tra và cải thiện chuyển đổi. Hãy đi vào xem xét cụ thể và  phân tích sâu hơn từng phần tử cốt lõi.

Điều hướng site

Điều hướng site là một phần quan trọng để một website hoạt động tốt và dễ sử dụng.

Image 12
Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì? 73

Người truy cập website dựa vào các menu điều hướng để tìm thấy cái họ đang tìm kiếm. Thông thường, một người dùng sẽ bắt đầu từ trang chủ và sau đó có lựa chọn để tìm hiểu về các danh mục và danh mục phụ khác nhau. Nếu website không có cấu trúc, người truy cập giống như bị lạc.

Chính vì thế, điều hướng website rất quan trọng để đảm bảo rằng người truy cập có thể chuyển từ trang này tới trang khác thật dễ dàng. Mục tiêu là cấu trúc site theo cách để cho phép người dùng tìm thấy cái mà họ đang tìm kiếm chỉ sau vài cái nhấp chuột.

Văn bản

Một thiết kế web dễ nhìn sẽ gây ấn tượng đối với khách truy cập, mà còn là thông điệp để giữ họ ở lại trên trang, và di chuyển sâu hơn vào nội dung của trang. Các văn bản trên website khác với những loại văn bản khác ở chỗ nó được xây dựng với mục đích chính là tiếp thị và bán hàng.

Chúng ta có thể phân chia văn bản trên trang thành hai phần chính:

Headline

Headline hay tiêu đề chính là thứ đầu tiên mà người truy cập nhìn thấy khi họ vào trang. 

Image 13
Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì? 74

Như bạn có thể thấy, headline phải có sức hấp dẫn. Một tiêu đề có sức hấp dẫn là tiêu đề ngắn gọn, đầy đủ thông tin và truyền đạt đầy đủ giá trị để có thể thu hút người đọc. Nếu ai đó ghé trang của bạn và đọc một tiêu đề chung chung không có thêm giá trị nào rõ ràng, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi họ rời khỏi trang ngay sau đó.

Khi viết tiêu đề, hãy nghĩ tới khách hàng của mình và những gì họ đang tìm kiếm trước khi thoát khỏi trang. Nếu bạn viết một bài viết cho blog của công ty, tiêu đề nên phù hợp với nội dung bên trong và truyền đạt được rõ ràng nội dung của phần đó. 

Mặt khác, nếu bạn đang tạo ra một landing page, hãy tập trung vào để giải quyết những “nỗi đau” của khách hàng ngay trong tiêu đề của bạn. Đừng ngại ngùng khi sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ thể hiện cá tính riêng của thương hiệu. Điều này sẽ giúp cho tiêu đề của bạn trở nên nổi bật. 

Nội dung chính

Tiêu đề giúp thu hút sự chú ý của người đọc, giờ là lúc bạn cung cấp cho họ những giá trị thực trong phần nội dung trên trang. Bạn muốn mọi người khi rời trang có cảm giác như là họ đã nhận được một điều gì đó hữu ích.

Image 14
Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì? 75

Có nhiều loại trang trên website của bạn và chúng đòi hỏi một nội dung xuyên suốt. Các landing page, các mô tả sản phẩm, phản hồi, và các bài blog là những ví dụ về các trang đòi hỏi có nội dung chất lượng.

Cho dù trang mà bạn đang thực hiện là gì thì cũng cần nhớ rằng hãy giữ người đọc và nhu cầu của họ ở vị trí trung tâm của thông điệp.

Một bài viết mang tính giáo dục ở ngay đầu kênh có thể là một case study, miễn là nó được viết ra đáp ứng nhu cầu mấu chốt của người đọc trên hành trình mua hàng, thêm vào một vài thứ gì đó độc đáo và kèm theo các thông tin hỗ trợ nữa.

Viết một nội dung chất lượng mất nhiều thời gian để tìm hiểu và làm hoàn chỉnh. Để tìm hiểu thêm chúng tôi khuyên bạn tận dụng các công cụ viết bài quảng cáo free khác nhau có trên web.

Các biểu mẫu khách hàng tiềm năng

Đối với nhiều doanh nghiệp, các biểu mẫu khách hàng tiềm năng được sử dụng để tổng hợp, nắm bắt được thông tin của những khách truy cập từ đó tạo nên danh sách khách hàng tiềm năng.

Các biểu mẫu này thường được hiển thị trên landing page hoặc các pop-up của website. Khi nhắc tới việc tạo ra các biểu mẫu hiệu quả, có rất nhiều phương án khác nhau để bạn điều chỉnh. Đôi khi, một biểu mẫu dài với nhiều bước thực hiện hoạt động tốt, và ở những thời điểm khác, biểu mẫu chỉ với 1-2 trường thông tin có hiệu quả hơn. Tất cả phụ thuộc vào đề xuất, ưu đãi được đưa ra và đối tượng khách hàng mà nó hướng tới. 

Các biểu mẫu có thể tùy chỉnh khiến cho chúng trở thành phần tử quan trọng trong các kiểm thử chuyển đổi. Bạn có thể thực hiện các kiểm thử với 2 dạng biểu mẫu để tìm ra chính xác loại biểu mẫu nào hoạt động tốt hơn trên mỗi vị trí mà chúng được hiển thị.

Ví dụ, hãy xem xét tình huống bạn đưa ra đề nghị sử dụng bản dùng thử sản phẩm của bạn.

Image 15
Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì? 76

Phương án A là biểu mẫu chỉ có một bước điền thông tin, bao gồm tên công ty, email công ty, số điện thoại và tên đầy đủ. Bạn cũng có một phương án B với hai bước thực hiện. Bước đầu tiên yêu cầu cung cấp thông tin ngành nghề, quy mô công ty và phạm vi quan tâm. Bước tiếp theo là yêu cầu cung cấp các thông tin giống như trong phương án A.

Mọi người thường chần chừ để cung cấp nhiều thông tin cá nhân, vì thế, hết sức tự nhiên người ta cho rằng biểu mẫu A là biểu mẫu ngắn hơn và có khả năng thành công cao hơn. Nhờ những thứ được gọi là tâm lý thích ứng/ tuân thủ, tình huống này không phải lúc nào cũng vậy.

Trong cuốn sách có tựa đề: Tầm ảnh hưởng: Tâm lý thuyết phục, Tiến sĩ Robert Cialdini đã viết: “ Ngay khi chúng ta đưa ra một lựa chọn, chúng ta sẽ đối diện với ác áp lực cá nhân và áp lực giữa các cá nhân để cư xử sao cho nhất quán với những cam kết trong lựa chọn đó.”

Nói cách khác, khi bạn cam kết những điều nhỏ nhặt, nhiều khả năng bạn sẽ tiếp tục các cam kết lớn hơn, phù hợp với những cam kết nhỏ ban đầu. Có hai nguyên nhân chính khiến cho biểu mẫu hai bước như trong ví dụ trên đây hoạt động hiệu quả: 

  1. Trường thông tin trong bước một không mang tính cá nhân và không khiến người ta cảm thấy có mối đe dọa.
  2. Các trường thông tin khiến cho người truy cập cảm thấy rằng họ chỉ đơn giản đang nhận được phản hồi tùy chỉnh dựa trên các thông tin mà họ nhập vào.

Làm cho người dùng cảm thấy rằng họ sẽ nhận được cái gì đó giá trị khi trao đổi thông tin của họ là một trong những yếu tố then chốt nhất của một biểu mẫu khách hàng tiềm năng.

Thông điệp, đề xuất và những thiết kế trực quan trên trang đều tham gia vào khi có ai đó thực hiện hoặc không thực hiện hành động điền thông tin trên biểu mẫu. 

Lời kêu gọi hành động – CTA

Một CTA đúng như tên gọi của nó: kêu gọi hành động.

Nó là một câu lệnh thúc đẩy người truy cập website thực hiện hành động được mong muốn. Hành động được mong muốn trên trang có thể là đăng ký dùng thử, tải một sách trắng hay tham gia vào danh sách nhận thông tin qua email.

Tương tự như các biểu mẫu khách hàng tiềm năng, có vô số cách để bạn tối ưu một CTA dựa trên cái bạn đang đề xuất. Điều này khiến cho CTA trở thành một trong những thành phần quan trọng đối với các thử nghiệm chuyển đổi. 

Image 16
Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì? 77

Landing pages

Landing page được sử dụng như một công cụ để hướng dẫn người truy cập website đi tới địa chỉ cụ thể để hoàn thành hành động được mong muốn. 

Landing page cũng có câu chuyện của riêng nó và cung cấp những giá trị đối với người xem nhằm thúc đẩy họ điền vào biểu mẫu hay các CTA.

Một đề xuất trên một landing page là cách hiệu quả nhất để tối ưu chuyển đổi. Phương pháp này được nhắc đến với tỷ số tập trung 1:1. Nếu bạn để quá nhiều CTA hay biểu mẫu trên landing page, bạn khiến cho đối tượng khách hàng của bạn bị choáng ngớp và bối rối.

Một trang đầy những thông tin nhưng đề xuất lại không rõ, chắc chắn bạn sẽ mất đi các chuyển đổi. 

Landing page trong tối ưu chuyển đổi CRO
Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì? 78

Các hành động cụ thể được gắn liền với các landing page, do đó trang này có nhiều tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với các trang tiêu chuẩn. Đây chính là giá trị của tỷ lệ tập trung 1:1 mang lại.

Khi nói tới xây dựng landing page, cách mà bạn bố trí các thông tin trên trang cũng quan trọng như chính các thông tin đó. 

Các vấn đề về thương hiệu và thẩm mỹ: mọi người có xu hướng bị hấp dẫn bởi các trang có hình ảnh dễ nhìn và hấp dẫn. Đây chính là lúc bạn cần linh hoạt trong thiết kế và để cho cá tính thương hiệu của bạn được tỏa sáng.

Khi ai đó truy cập vào landing page của bạn, có hai lựa chọn cho họ. Họ hoặc là chuyển đổi hoặc là rời đi. 

Khi sự sáng tạo dựa trên chiến lược dữ liệu, có vô vàn các cách để tạo ra trải nghiệm thiết kế tạo ra đồng cảm, truyền cảm hứng và đáp ứng nhu cầu của người dùng ở vị trí họ đang ghé xem với một đề xuất giá trị. 

Quy trình thực hiện CRO

Giống như hầu hết các nỗ lực marketing khác, cần có một quy trình để thực hiện CRO.

Nếu bạn cố gắng để thực hiện các kiểm thử chuyển đổi và tối ưu nhưng không có cấu trúc, bạn sẽ không thể theo dõi được cụ thể, rõ ràng kết quả cho những nỗ lực mà bạn đã thực hiện và kiểm thử A/B của bạn là vô ích.

Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi được chia thành 5 giai đoạn như sau:

Quy trình thực hiện tối ưu tỉ lệ chuyển đổi CRO
Quy trình thực hiện tối ưu tỉ lệ chuyển đổi CRO

Giai đoạn 1: Nghiên cứu

Xây dựng một chiến lược CRO phải bắt đầu bằng nghiên cứu sơ bộ. Đầu tiên, hãy xem xét mục tiêu của công ty, tuyên bố giá trị, website và cơ sở khách hàng.  

Nghiên cứu bao gồm các vấn đề chính như sau: 

Các vấn đề này có liên quan chặt chẽ với mục tiêu của công ty?

Các nỗ lực tối ưu chuyển đổi của bạn cần liên kết với các mục tiêu kinh doanh và tiếp thị lớn hơn của công ty. Nó không đơn giản chỉ nói rằng “ mục tiêu là tăng lợi nhuận”. Bạn cần đi vào cụ thể, chi tiết hơn.

Mục tiêu là tăng lượng đăng ký dùng thử miễn phí? Là số lượt tải về sách trắng hay Đăng ký tham dự sự kiện?

 Hoạt động kinh doanh của bạn có thể cần nhiều hơn sự hỗ trợ từ các kênh khác nhau. Hãy chú ý tới điều này và xây dựng chiến lược CRO dựa trên nó.


Tuyên bố giá trị của bạn là gì?

Một tuyên bố giá trị, đôi khi được xem như một lợi điểm bán hàng, là thứ khiến cho hoạt động kinh doanh của bạn trở nên khác biệt so với những người còn lại trong cùng lĩnh vực. 

Phần mềm của bạn có phải là tốt nhất trong việc giảm những tấn công lừa đảo hay không? Bạn có dữ liệu để hỗ trợ việc này không? Và bạn có phải là nhà cung cấp duy nhất trong khu vực hỗ trợ những hoạt động kinh doanh nhỏ?

 Dù bạn có làm gì, thì hãy chắc chắn rằng nó luôn ở vị trí trung tâm của các nỗ lực marketing của bạn. Khi mà đối tượng khách hàng càng hiểu rõ vì sao họ nên chọn thương hiệu của bạn thay vì của người khác thì chuyển đổi của bạn càng tốt hơn. 

Cảm nhận của khách hàng tiềm năng và khách hàng về doanh nghiệp của bạn như thế nào?

Đội ngũ nhân viên kinh doanh nội bộ và khách hàng chính là tài nguyên quý giá của doanh nghiệp.

Các đại diện kinh doanh chính là vũ khí bí mật của bạn. Họ là người trao đổi tư vấn cho người mua tiềm năng mỗi ngày. Họ biết đâu là tuyên bố giá trị khi tư vấn cho khách hàng tiềm năng và họ có cái nhìn sâu sắc đối với những phản hồi không tích cực thường xảy ra

 Tương tự, những khách hàng giúp bạn hiểu được khách hàng hiện tại đang cảm thấy như thế nào về doanh nghiệp và thương hiệu của bạn. Họ có thể mang tới nhìn nhận sâu sắc về cái mà khách hàng thích và cái khách hàng không thích, cũng như những đề xuất để cải tiến.

Quy trình bán hàng thực hiện như thế nào?

Làm một nhà tiếp thị, chúng ta biết quy trình bán hàng từ trong ra ngoài. Từ một quan điểm chuyển đổi, bạn phải cân nhắc về mọi điểm có liên quan  để kéo một khách hàng tiềm năng tới website của bạn.

Người mua rơi rụng ở đâu? Có bất cứ rào cản nào ngăn trở mọi người truy cập website của bạn không?

 Một điều quan trọng không kém là bạn cần chú ý tới những cái xảy ra sau khi diễn ra chuyển đổi. Thông tin của khách hàng này đi đâu? Bước tiếp theo cần để khiến người mua đi xa hơn trên kênh là gì?

Phân tích lưu lượng truy cập website hiện tại của bạn là gì?

Traffic là thứ thúc đẩy chuyển đổi, vì thế chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn cần có một hiểu biết sâu sắc có bao nhiêu lưu lượng mà bạn nhận được và nó đến từ đâu.

Đào sâu vào dữ liệu nhân khẩu học để hiểu hơn về người truy cập website của bạn và nhu cầu của họ.

Thông tin này sẽ giúp hình thành nên chính xác bức tranh về đối tượng khách hàng của bạn và cái họ quan tâm. Sau đó, bạn có thể sử dụng thông tin này để phục vụ cho những nỗ lực trong xây dựng và tối ưu trang web.

Ví dụ, nếu bạn nhận thấy rằng hầu hết người dùng ghé trang website của bạn từ điện thoại di động, vậy thì hãy kiểm tra xem web của bạn được hiển thị trên thiết bị di động như thế nào.

Image 3
Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì? 79

Nó có tải chậm không? Thoogn tin quan trọng có nằm ở đầu tiên dưới màn hình đầu tiên không? Lúc này, bạn biết thông tin về đối tượng khách hàng, tối ưu trải nghiệm trình duyệt trên di động và cải thiện ngay lập tức chuyển đổi của bạn.

Bước 2: Đưa ra giả thuyết

Sử dụng các thông tin thu thập được trong suốt giai đoạn nghiên cứu, bạn có thể phác thảo một giả thuyết đề xuất giải quyết vấn đề.

Giả thuyết này sẽ chính là nền tảng cho kiểm thử CRO.

Cấu trúc của một giả thiết trong CRO
Cấu trúc của một giả thiết trong CRO

Một giả thuyết có thể bao gồm thành phần chính sau:

  1. Một thay đổi cụ thể – thay đổi này dựa trên các dữ liệu định lượng và định tính, và nó là  một biến số có thể thay đổi và kiểm thử.
  2. Một hiệu ứng cụ thể – hiệu ứng này chính là mục tiêu, chỉ số chuyển đổi hoặc yếu tố tương tự cần cải thiện.
  3. Một lý do cụ thể – lý do này giải thích vì sao sự thay đổi trên có thể mang tới hiệu quả mong muốn.

Dưới đây là một ví dụ về một giả thuyết:

Nếu chúng ta thêm phản hồi của khách hàng lên trang sản phẩm, thì chúng ta sẽ thấy tăng lên khoảng 5% lượng đăng ký dùng thử, bởi vì hiệu ứng lan truyền giúp tạo niềm tin đối với khách hàng tiềm năng và giúp cho thương hiệu trở nên đáng tin cậy hơn.

Còn đây là một giả thuyết không hiệu quả và khá mơ hồ:

Phương pháp này giúp cho chúng ta tăng chuyển đổi trong vài quý gần đây, thế nên hãy thử áp dụng lại lần nữa xem sao.

Lý do bạn muốn tránh kiểu giả thuyết thứ hai chính là bởi CRO không phải áp dụng một kiểu cho tất cả các trường hợp.

Mặc dù có những cách hay nhất, tốt nhất có thể được áp dụng cho nhiều tình huống, nhưng bạn muốn chắc chắn giả thuyết của mình đặt ra dựa trên dữ liệu chứ không phải là cái gì đó mơ hồ, giả định. Hãy chắc rằng bạn có đủ dữ liệu định lượng, định tính để hỗ trợ cho lập luận mà mình đưa ra. 

Ngay khi bạn có một giả thuyết được hỗ trợ bởi những dữ liệu vững chắc, giờ đây bạn có đủ sức mạnh, phương tiện để thực hiện ý tưởng của mình.

Bước 3: Mức độ ưu tiên

Dù là website đơn giản cũng có thể có hàng trăm các trang  cần để tối ưu. Bạn có thể cảm thấy nản lòng khi cố gắng để tìm ra nên bắt đầu từ đâu. 

Để hỗ trợ bạn xác định được ưu tiên trong CRO của mình, chúng tôi khuyên nên sử dụng các khung tính điểm ICE phổ biến được đưa ra bởi Sean Ellis tại GrowthHackers: 

Tác động

Tác động liên quan tới có bao nhiêu khả năng để tạo ra thay đổi lớn trong mục tiêu của bạn. Ví dụ, tối ưu một trang sản phẩm cốt lõi giống như là tạo ra một tác động lớn hơn nhiều so với những trang có ít lưu lượng truy cập hơn, như trang “Giới thiệu”.

 Sự tự tin

Bạn có bao nhiêu tự tin để cho rằng nó sẽ tạo ra sức tác động như mong muốn? Điều này có thể có chút phức tạp vì nó mang tính chủ quan một chút. Nếu có thể, hãy sử dụng dữ liệu từ các kiểm thử trước trên các trang tương tự để giúp cho bạn định lượng mức độ tự tin của bạn. Nếu một cảm giác tất cả những gì bạn phải làm, thì hãy sử dụng khả năng phán đoán tốt nhất của bạn. 

Mức độ đơn giản, dễ dàng

Khi nhìn vào danh sách các trang, bạn thấy rằng không phải tất cả các trang đều dễ dàng để kiểm thử. Trang chủ có thể cần sự chấp thuận của nhiều người trước khi bạn có thể tối ưu nó – nghĩa là có thể bạn sẽ cần nhiều nỗ lực hơn để đi tới thành công. Quan trọng là bạn cần xem xét tới mức độ đơn giản, dễ dàng của trang bởi vì nó không giống như PPC, SEO, CRO là thứ mang lại lợi nhuận nhanh chóng.

Để tính được điểm số ICE của mình, bạn hãy chỉ định mỗi mục một điểm số từ 1 tới 10 và 10 là số điểm cao nhất. Sau đó, nhân cả 3 số với nhau. Kết quả cuối cùng chính là điểm số ICE của bạn.

Ví dụ, bạn đưa cho một trang điểm số là 9 cho sự ảnh hưởng, 6 cho mức độ tự tin và 3 cho tính dễ dàng thì điểm ICE là 162. Trang có điểm số ICE cao nhất sẽ là trang nên được ưu tiên trong danh sách tối ưu của bạn.

 Dựa vào khung điểm số ICE chính là cách nhanh và hiệu quả để bạn xác định ưu tiên cho việc thực hiện CRO của mình. Điều này cũng giúp cho bạn đạt được mục tiêu sớm hơn (và với ít chướng ngại hơn).

Bước 4: Kiểm thử

Kiểm thử là một phần cơ bản của tối ưu tỷ lệ chuyển đổi.

Đây là quy trình thực hiện một kiểm thử với 2 hoặc nhiều hơn 2 biến cho mỗi trang web để chọn ra cái nào sẽ thành công hơn trong việc thúc đẩy chuyển đổi. 

Nghe có vẻ đơn giản nhưng thật ra nó có nhiều quy tắc và mức tối thiểu khác nhau cần được tuân theo để chắc rằng kết quả của bạn hiển thị dữ liệu chắc chắn và không bị sai lệch.

Ý nghĩa thống kê

Ý nghĩa thống kê được sử dụng để đo lường xác suất một kết quả không có khả năng tình cờ xảy ra. Nó thường được sử dụng trong CRO để chứng minh rằng công cuộc tối ưu mà bạn đang thực hiện chính là cái có tác động tới chuyển đổi.

Nếu bạn nghĩ về nó, kiểm thử chuyển đổi nó giống như là thực hiện một thí nghiệm.

Bạn tạo ra một giả thuyết và kiểm thử các biến với nhau để tìm ra đâu là hành động mang lại hiệu quả nhất. Ý nghĩa thống kê chính là cách bạn xác định kết quả được tạo ra là bởi sự khác biệt giữa các biến khác nhau, thay vì do các lỗi hoặc chỉ là sự trùng hợp.

Image 17
Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì? 80

Ví dụ, bạn kiểm thử 100 khách truy cập trên website và 70 người trong số họ chuyển đổi với biến B, 30 người còn lại chọn biến A. Nó giống như phương án B đã thắng. Quá dễ phải không?

Không nhanh vậy.

Nếu website của bạn có 10.000 người truy cập một ngày, 100 khách đầu tiên chỉ là một phần nhỏ trong lưu lượng hàng ngày của bạn. Tỷ lệ chuyển đổi có thể dao động một chút vào thời điểm cuối ngày.

Ý nghĩa thống kê chính là liệu có đủ người xem kiểm thử A/B và có đủ thời gian để phân bổ và đảm bảo rằng có một mẫu nhất quán trong dữ liệu hay không?

Bạn nên thực hiện mọi kiểm thử khoảng 2 tuần để đạt được ý nghĩa thống kê tối thiểu là 90% – đây là điểm chuẩn vững chắc cho ý nghĩa thống kê tối ưu. 

Điều này có nghĩa, có 10% cơ hội để kết quả của bạn tình cờ xảy ra hoặc bị lỗi. Khung thời gian 2 tuần giải thích cho bất kỳ những biến động lưu lượng nào có thể tác động tới tỷ lệ phần trăm cuối cùng. Hay nhớ rằng nếu bạn có ít lưu lượng hơn. Nó có thể khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để đi tới ý nghĩa.

Để tính được ý nghĩa thống kê, chúng tôi khuyên bạn nên chọn kiểm thử  A/B đi kèm với tính năng được tích hợp để thực hiện phép tính đó cho bạn. Nếu không thì, bạn phải quan tâm tới các con số nghiêm túc, đây thường là lựa chọn dễ dàng và hiệu quả nhất.

Dù có bị hấp dẫn tới thế nào thì cũng cần tập trung hết sức để không lén nhìn vào kết quả trước khi thử nghiệm của bạn thực sự đạt được ý nghĩa thống kê.

Bạn có thể thấy rằng tỷ lệ chuyển đổi cao hơn hơn hoặc thấp hơn so với mong đợi và cảm giác muốn dừng thử nghiệm sớm. Điều này có thể tạo ra những bất lợi đối với những cố gắng CRO của bạn.

Hãy nhớ rằng cho tới khi thử nghiệm của bạn đạt tới ý nghĩa thống kê, dữ liệu dường như là chưa được chính xác. Khi vội vàng nhìn vào kết quả có thể dẫn tới lựa chọn nhầm lẫn, chọn một biến tưởng như thắng nhưng lại là thua. Cuối cùng, điều này ảnh hưởng rất lớn tới chuyển đổi của bạn.

 Vấn đề đạo đức trong câu chuyện này chính là đừng lén nhìn trộm. Hãy luôn đợi để tìm ra người chiến thắng sau khi kiểm thử đã hoàn tất.

Các loại kiểm thử chuyển đổi

Kiểm thử A/B

Phương pháp này được dùng để so sánh 2 trang web có những thay đổi tối thiểu, thường là chỉ một thành phần của trang ở một thời điểm. Ví dụ, bạn sẽ thực hiện kiểm thử A/B để tìm ra màu nút CTA nào có tỷ lệ chuyển đổi cao.

A/B test vẫn có thể đạt tới ý nghĩa thống kê mà không cần nhiều lưu lượng web, hay làm cho tùy chọn này trở nên phổ biến nhất trong các loại hình kinh doanh.

Kiểm thử phân tách URL

Một kiểm thử phân tách URL về cơ bản dựa theo khái niệm tương tự kiểm thử A/B. Chính vì thế mà các thuật ngữ thường được sử dụng thay thế nhau hoặc được phân vào chung một danh mục.

Image 18
Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì? 81

Sự khác biệt chính là hai biến thể trang được lưu trữ trên các URL riêng biệt.

Phương pháp này được sử dụng khi trang web cần sửa đổi nhiều hoặc thay đổi phần phụ trợ so với phiên bản gốc ban đầu của nó. Trong tình huống trang cần thay đổi nhiều, thì tạo ra một trang riêng với URL riêng biệt cũng dễ hơn nhiều.

Kiểm thử đa biến

Trong một kiểm thử đa biến, bạn kiểm thử số lượng biến gia tăng trên một trang. 

Các thành phần được nhóm lại với nhau và có nhiều biến thể được kiểm thử trong mỗi thành phần. Ví dụ, tôi sẽ dùng phương pháp này để kiểm thử các sidebar CTA, tiêu đề và hình ảnh đầu tiên trên trang so với phiên bản ban đầu của nó.

Kiểu kiểm thử này rất có ích đối với việc thúc đẩy nhận thức sâu sắc hơn về nội dung và thiết kế của trang web bởi vì bạn có thể kiểm thử nhiều biến cùng một lúc.

Không giống như kiểm thử A/B hay phân tách URL, kiểm thử đa biến phức tạp hơn và đòi hỏi website của bạn có một lượng traffic đáng kể để thực hiện một cách rõ ràng.

Bước 5: Tìm hiểu, học hỏi

CRO không kết thúc khi kiểm thử của bạn hoàn thành.

Chắc chắn, phía sau bạn còn một loạt những nhiệm vụ nặng nề cần thực hiện và bạn có cả núi dữ liệu cần được xem xét. Nhưng dữ liệu không đơn giản chỉ có giá trị với những gì mà bạn thực hiện với nó, vì thế mà giai đoạn này rất quan trọng.

Nào hãy quay lại với cái giả thuyết ban đầu. Liệu nó có đúng không? Nếu đúng, quả là tuyệt vời. Đã tới lúc để thực hiện các thay đổi và biến chúng thành mãi mãi.

Nếu giả thuyết của bạn không đúng, điều đó cũng không sao cả. Bắt đầu lại từ đầu, Nhiều khi bạn cần phải thực hiện vài lần kiểm thử trước khi tìm ra được kết quả như mong đợi. Chúng tôi nói CRO hiệu quả nhưng chúng tôi không bao giờ cho rằng nó dễ dàng.

Quy trình thực hiện CRO test liên tục
Quy trình thực hiện CRO test liên tục

Trên hết, giai đoạn này là tìm hiểu và điều chỉnh. Hãy nhìn vào kết quả của bạn như là cơ hội để hiểu sâu hơn về đối tượng khách hàng và cái mà họ muốn tìm kiến, kết nối nhiều nhất. 

Đồng thời, hãy nhớ rằng có những thứ hoạt động trên trang nên bạn sẽ không cần phải có kết quả giống nhau trên các trang khác nhau.

Lý do CRO hiệu quả vì mỗi phần tử trên trang đều được tính đến. Điều này có nghĩa mỗi landing page là duy nhất, từ đề xuất tới CTA và bố cục thiết kế. Nếu một trang thành công lớn, đó là bởi tất cả các cách mà các phần tử này thích ứng, phù hợp với nhau để hình thành nên trải nghiệm tối ưu cho người dùng.

Với kiểm thử, mục tiêu không phải là kiểm thử của bạn luôn đúng. Nó là để tìm ra trải nghiệm của người dùng nào thực sự ảnh hưởng tới hiệu suất. Nếu bạn thực hiện thay đổi tác động lên trang của bạn theo cách tiêu cực, nó vẫn rất là thú vị vì bạn tìm thấy được một phần tác động trực tiếp tới quyết định của người dùng và bạn có thể đi từ điểm này cho tới khi bạn thành công. 

Phân cấp tối ưu website

Bây giờ bạn đã hiểu rõ về quy trình tối ưu hóa chuyển đổi, hãy cùng nhìn vào bức tranh lớn toàn cảnh: trang web của bạn.

Có phải ngớ ngẩn không khi bịt lỗ rò rỉ trên một chiếc thuyền rộng nửa inch khi có một lỗ hổng dài 2 foot ở một vị trí khác nào đó trên thuyền? CRO hoạt động theo cách này đấy.

Trước khi bạn thực hiện một chiến lược CRO, hãy chắc rằng trang web của bạn hoạt động bình thường.

Trang web chính là nền tảng kỹ thuật số của doanh nghiệp. Nó không chỉ là một phần mở rộng thương hiệu của bạn mà còn là một động lực chính thúc đẩy doanh thu. Nói một cách đơn giản, CRO sẽ không hoạt động trừ khi trang web của bạn hoạt động.

Chúng ta xem quy trình tối ưu hóa trang web giống như một kim tự tháp. Mô hình này giúp hình dung cách tiếp cận làm việc trên trang web của bạn và những bước nào nên được ưu tiên hơn những bước khác.

Để bắt đầu, chúng tôi bắt đầu từ cấp dưới cùng của hệ thống phân cấp và làm việc theo cách của chúng tôi.

Phân tầng khi xây dựng website chuẩn CRO
Phân tầng khi xây dựng website chuẩn CRO

1. Chức năng

Trên tất cả, trang web của bạn phải hoạt động tốt.

Điều này có nghĩa là không có lỗi kỹ thuật, lỗi hoặc trục trặc rõ ràng. Mặc dù đúng là có xảy ra gián đoạn …nhưng bạn bắt buộc phải có một nhóm để khắc phục những sự cố này khi chúng phát sinh.

Một trang web hoạt động song song với việc cải thiện kỹ thuật SEO cho phép khách hàng tiềm năng tìm thấy bạn ngay từ đầu. Vì lý do này, việc khắc phục các vấn đề về chức năng có thể là công việc dễ làm tạo lợi nhuận, và có thể  rất cao.

2. Khả năng tiếp cận

Trang web của bạn phải dễ dàng truy cập cho bất kỳ ai và tất cả mọi người sử dụng Internet, bất kể họ đang sử dụng trình duyệt hoặc thiết bị nào.

Ngày nay, hầu hết mọi người đều sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thông minh với khả năng duyệt web. Nếu bạn muốn tối đa hóa phạm vi tiếp cận của mình, sở hữu một trang web thân thiện với thiết bị di động là vô cùng quan trọng.

Tập trung vào việc thêm thẻ alt vào hình ảnh, tạo kích thước phông chữ có thể đọc được, thiết kế các nút để có sự tương phản giữa văn bản và nền, v.v. Một trang web đang hoạt động là trang web mà bất kỳ ai cần sử dụng cũng có thể truy cập được.

Image 20
Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì? 82

3. Tính khả dụng

Tiếp tục trên kim tự tháp là khả năng sử dụng.

Trang web của bạn phải đơn giản để sử dụng và điều hướng. Người dùng có thể dễ dàng tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm và chuyển từ trang này sang trang tiếp theo mà không gặp vấn đề gì.

4. Trực quan

Một trang web mạnh được thiết kế gắn liền với quy trình bán hàng.

Giảm các yếu tố cản trở bán hàng hoặc điền vào biểu mẫu khách hàng tiềm năng. Thường thì nhiều doanh nghiệp bắt đầu thất bại ở đây: trang web hoạt động và có thể điều hướng được, nhưng họ không tính đến tất cả các vấn đề mà khách hàng tiềm năng có thể có.

 Dưới đây là một số câu hỏi cần xem xét:

• Thời gian dùng thử miễn phí là bao lâu? Có cần số thẻ tín dụng không?

• Tôi nhận được gì khi dùng thử miễn phí?

• Điều gì xảy ra sau khi tôi điền vào biểu mẫu này?

• Có ai đó sẽ gọi cho tôi hay họ sẽ gửi email cho tôi?

• Bao lâu sau khi tôi điền thông tin này, tôi sẽ nhận được phản hồi?

Khi bạn trả lời được những câu hỏi này, có nghĩa bạn đang thiết lập trang web của mình để có chuyển đổi tốt hơn và tỷ lệ thoát trang thấp hơn vì bạn biết khách hàng của mình cần gì.

 Hãy làm cho nó càng đơn giản càng tốt để ai đó hiểu chính xác những gì doanh nghiệp của bạn cung cấp.

5. Thuyết phục

Trên đỉnh của kim tự tháp chính là sự thuyết phục.

Tại đây, có thể nói rằng bạn có một trang web đầy đủ chức năng phục vụ cho việc giúp người mua tiềm năng thực hiện mua hàng. Nhưng những người vẫn còn chần chừ thì sao? Đó là lúc mà sự thuyết phục phát huy tác dụng.

Thông điệp trang web của bạn phải kể một câu chuyện hấp dẫn, truyền đạt rõ ràng giá trị sản phẩm của bạn. Điều này có nghĩa là bạn phải viết sao cho nói lên được tính cách mục tiêu hướng tới của bạn, các vấn đề của họ và giải thích cách sản phẩm / dịch vụ của bạn có thể giúp giải quyết. Một thiết kế rõ ràng và hình ảnh hấp dẫn cũng quan trọng không kém.

Mọi thứ liên quan đến mô tả sản phẩm, tham quan tính năng, hiển thị và so sánh sản phẩm (với đối thủ cạnh tranh) đều được coi là các yếu tố mang tính thuyết phục. Tính thuyết phục cũng bao gồm mô tả dịch vụ, case studies, phản hồi và sách trắng.

Đặt mình vào vị trí của khách hàng và xem các landing page cốt lõi của website dưới con mắt nhìn của khách hàng.

Các phương pháp CRO hiệu quả nhất

Mặc dù đúng là bạn luôn nên dựa vào chiến lược CRO dựa trên dữ liệu dành riêng cho doanh nghiệp của bạn, nhưng có một số phương pháp hay có thể sử dụng chung mà bạn cần ghi nhớ.

Giữ các ý tưởng này sẽ giúp bạn không lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức về lâu dài.

Chỉ kiểm thử các phần tử thay đổi rõ rệt

Thực tế cho thấy việc thay đổi màu nút CTA từ xanh lam sang xanh lục có thể sẽ không tạo ra hoặc thúc đẩy chuyển đổi của bạn tăng vọt. Nhiều người nghĩ rằng thực hiện các kiểm thử nhỏ sẽ tốt hơn các kiểm thử lớn hơn, nhưng thường thì những thay đổi lớn hơn sẽ tạo ra cú hích lớn.

Ví dụ: thiết kế lại phần đầu của một trang hoặc toàn bộ menu điều hướng trên trang web của bạn có thể sẽ mang lại nhiều kết quả quan trọng hơn là cập nhật màu của một cái nút CTA.

Giới hạn số lượng kiểm thử cùng một lúc

Nếu bạn kiểm thử nhiều phần tử trên một trang, bạn có thể không xác định được những thay đổi nào thực sự tác động đến tỷ lệ chuyển đổi. Điều này có thể khiến bạn gặp khó khăn khi cần triển khai các thay đổi trên các trang khác.

Đừng làm giảm độ chính xác bằng cách cố gắng thực hiện nhiều kiểm thử cùng một lúc. Hãy làm từng bước một.

Mỗi lần thực hiện một kiểm thử. Nếu bạn đang kiểm thử năm thứ cùng một lúc, bạn sẽ không thể biết yếu tố nào đã dẫn đến sự thay đổi về hiệu suất. Một thay đổi có thể làm tăng hiệu suất, trong khi một thay đổi khác có thể làm giảm hiệu suất.

Tạo ra các kiểm thử dựa trên dữ liệu, không phải trên ý kiến

Không có gì đảm bảo với kiểm thử chuyển đổi. Đó là lý do tại sao việc tiến hành các kiểm thử dựa trên các giả thuyết được hỗ trợ bằng dữ liệu chính xác là rất quan trọng.

Đừng chỉ thực hiện kiểm thử tùy ý

Dù bạn có thể muốn nâng cấp tất cả mọi thứ cùng một lúc, nhưng tốt hơn hết bạn nên kiên nhẫn và kiểm thử một hoặc hai thứ cùng một lúc. Điều này cho phép bạn thu thập dữ liệu phù hợp và hình thành các giả thuyết tốt hơn trong lần tiếp theo.

Tránh sử dụng ngôn ngữ hoa mỹ, mơ hồ

Có thời gian và một địa điểm để bạn viết theo phong cách văn học. Nhưng các trang được xây dựng cho chuyển đổi không phải là thời gian hay địa điểm để viết theo phong cách này.

Nội dung website phải cung cấp thông tin rõ ràng về sản phẩm / dịch vụ của bạn và tuyên ngôn giá trị độc đáo giúp sản phẩm / dịch vụ của bạn khác biệt với những sản phẩm / dịch vụ khác. Thông điệp phù hợp có thể cộng hưởng với khán giả của bạn và dẫn đến chuyển đổi tức thì. Tuy nhiên, nếu nội dung website của bạn mơ hồ và không phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp, thì nội dung đó sẽ trở nên vô dụng.

Kết luận

Khi các kênh tiếp thị kỹ thuật số ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi được chứng minh là một chiến thuật khả thi giúp cải thiện hiệu suất và tạo ra doanh thu.

Thực hiện mọi thứ bạn đã học được trong bài viết này, bạn đang ở một vị trí an toàn để bắt đầu vòng kiểm thử chuyển đổi đầu tiên của mình.

Ít nhất, bạn hiểu rõ hơn về cách khách truy cập web tương tác với trang web của bạn. Tiếp đó, bạn sẽ biến trang web của mình thành một cỗ máy tiếp thị inbound được đầu tư tốt.

Bình chọn cho bài viết
Tổng quan: Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì? Chi phí quảng cáo để tạo ra một đơn hàng ngày một tăng cao. Do đó nếu người kinh doanh không tìm mọi cách để tăng số lượng đơn hàng trên số tiền quảng cáo đã chi thì nguy cơ lỗ vốn là khó tránh khỏi. Chưa bao giờ ranh giới giữa lời và lỗ […]
5 1 5 1
0 / 5 5

Your page rank:

Bài viết liên quan

Bình luận

duong8_thumb

Nội dung được biên soạn bởi

Hỗ trợ thành công của người kinh doanh bằng những nội dung chất lượng.

Review tool phổ biến

Logo Pancake (pages.fm)
Công cụ hỗ trợ quản lý tương tác thương mại điện tử: fanpage Facebook, Shopee, Instagram
Bigbom
Nền tảng phân tích và tối ưu hóa quảng cáo tự động đa kênh
Photoroom Logo
Ứng dụng tách nền bằng trí tuệ nhân tạo.
360proxy
Với mạng lưới proxy mạnh mẽ có sẵn ở hơn 190 quốc gia và khu vực, 360Proxy không chỉ giúp bạn ẩn đi địa chỉ IP của mình, mà còn mở ra cơ hội truy cập các trang web bị chặn một cách dễ dàng.
Logo Simple Page
Nền tảng thiết kế Landing Page miễn phí tích hợp hệ thống CRM mini
Google Trend
Google Trends là công cụ của Google giúp phân tích mức độ phổ biến của một từ khóa, hỗ trợ tìm kiếm xu hướng và cập nhật các chủ đề hoặc từ khóa đang được quan tâm trên Google.
Hootsuite LOGO
Công cụ quản lý mạng xã hội tập trung cho Facebook, Instagram, Youtube, Pinterest, LinkedIn và Twitter
Logo Fplus
Phần mềm nhắn tin, đăng bài, tương tác tự động trên Facebook. Hỗ trợ xây dựng nhiều tài khoản phục vụ kinh doanh online.
Logo Simple Seeding
Phần mềm hỗ trợ seeding chéo trên Facebook
Haravan
Nền tảng xây dựng website bán hàng online và quản lý kinh doanh qua hệ thống CRM mini
>
Like 3 Icon.svg
Tuyển Dụng Media & Marketing
Video, Ads, SEO

Tuyển dụng 1 Media (rành Canva), 2 Marketing, 1 Ads, 1 SEO, 2 Developer. Làm việc tại chi nhánh Biên Hòa (Đồng Nai), Gò Vấp (Hồ Chí Minh). Lương: 10-45 triệu (tùy vị trí). Điền thông tin kèm link Google Drive CV của bạn nhé. Công ty sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Tuyển Dụng Nhân Sự

Tôi không muốn thấy thông báo này.